Wednesday 31 July 2013

Thất bại trong công việc - đứng dậy bằng cách nào?

Cuộc sống không bao giờ là một tấm thảm đầy hoa và êm ái mà lẫn trong đó là những chiếc gai nhọn có thể làm tổn thương chúng ta bất cứ lúc nào. Trong công việc cũng vậy, chúng ta chẳng thể chọn những công việc nhẹ nhàng, để rồi vượt qua nó là điều hiển nhiên. Đôi lúc chúng ta sẽ phải đối mặt với việc thất bại mặc dù chẳng biết nó từ đâu tới và kết thúc như thế nào, nhưng có một điều chắc chắn rằng nó sẽ là một cái kết không “hoàn hảo” nếu như bạn gục ngã. Vậy làm thế nào để chiến thắng được sự thất bại trong công việc?

1. Tìm hiểu nguyên nhân thất bại
Nếu bạn gặp thất bại trong công việc, trước tiên bạn phải tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn thất bại. Đó là cách để bạn khắc phục những thiếu sót, sai lầm của mình và không vấp phải nó một lần nữa trong công việc. Nhiều người thất bại trong công việc mà không biết lý do tại sao? Khi đó, bạn liền đổ lỗi cho hoàn cảnh. Đó chỉ là sự chống chế vô căn cứ.Bạn hãy nhớ rằng, đừng bao giờ đổ lỗi cho bất kì ai về sự thất bại của mình. Vì bạn sẽ không học hỏi được gì từ những sai lầm đó. Phải biết chấp nhận thất bại để đi lên từ nó, xem nó là một bài học quý cho bản thân. Sai lầm là vô giá, hãy nghiên cứu chúng, học hỏi và tận dụng chúng, chắc chắn bạn sẽ thành công.

2. Đối diện và thừa nhận sai lầm
Sau thất bại, thay vì chán chường bỏ mặc tất cả, bạn nên đối diện với nó để từ đó tìm cách giải quyết cho mình. Sau đó, bạn nên thừa nhận và chịu trách nhiệm cho sai lầm của mình trước sếp và các đồng nghiệp liên quan. Hãy thừa nhận thất bại và thiếu sót của mình một cách thẳng thắn và chân thành nhất. Có thể, sau đó đồng nghiệp của bạn sẽ khêu lại những sai lầm trước đây của bạn thì bạn nên mỉm cười, và đừng thanh minh gì cả.

3. Rút ra bài học kinh nghiệm quý báu
Đừng bao giờ để những thất bại trong quá khứ ám ảnh bạn suốt một thời gian dài. Vẫn còn rất nhiều cơ hội đang chờ đón bạn ở phía trước. Hãy đứng dậy để nắm bắt ngay những cơ hội vàng này thay vì cứ mãi than thở về những sai lầm đã qua. Những lời khuyên từ sếp và các đồng nghiệp thân cận sẽ giúp bạn nhận ra mình đã phạm sai lầm ở đâu và nên làm gì để tránh lặp lại những sai lầm tương tự. Và bạn cũng không nên đổ thừa thất bại của mình cho bất kỳ ai khác.

4. Đứng lên và vững bước
Người ta vẫn nói: “Thất bại là mẹ của thành công”, nếu bạn thất bại ở đâu bạn đứng lên ở đấy. Bởi vì, cuộc đời chẳng bao giờ có ngõ cụt, trong công việc cũng vậy. Có chăng cái khác đó chính là cái cách mà bạn giải quyết thất bại đó như thế nào mà thôi. Bạn hãy đứng dậy và tìm ra hướng giải quyết; hãy bình tĩnh và sáng suốt để tìm ra phương án khắc phục tốt nhất cho sai lầm của bạn. Có vấp ngã, có đớn đau nhưng hãy biến vết đau đó thành sức mạnh cho những bước đi tiếp theo thì bạn sẽ thành công thôi.

5. Cân nhắc trước khi bắt đầu bất cứ việc gì
Nhiều người do quá hấp tấp, nóng vội mà mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Do đó, đứng trước mọi việc, bạn cần tỉnh táo để tìm cho mình con đường đúng đắn nhất. Hãy tìm hiểu kỹ mọi việc rồi mới đi đến quyết định. Bạn không nên bỏ qua bất kì điều gì dù là nhỏ nhất. Hãy lấy thất bại lần trước để nhắc nhở mình phải luôn thận trọng.

Các bạn ạ, đừng bao giờ bỏ rơi thất bại khi bạn đã vượt qua mà hãy lượm nhặt nó lại như một vật báu cuộc đời, có những lúc chúng ta sẽ cần đến nó như chìa khóa của cánh cửa thành công. Đằng sau sự thất bại là cánh cửa mở ra sự thành công, Vì thế hãy tự tin đứng lên và bước tiếp, tới cuối con đường và mỉn cười thật tươi.

Wednesday 24 July 2013

Cách giao tiếp bằng tiếng Anh qua điện thoại

Lời nhắn ở hộp thư thoại có thể vô cùng đơn giản nếu là bạn bè hoặc người thân, không cần theo quy chuẩn nào cả. Nhưng với đối tác hay những mối quan hệ không phải là thân mật, chúng ta cũng cần có một vài nguyên tắc nhất định các bạn ạ.
Linh: Hello anh John! Anh lại đến muộn rồi đấy nhé.

John: Đâu có, anh đến từ sớm mà. Anh John vừa ở dưới nhà giúp một bạn nhân viên mới, chả là bạn ấy hỏi một chút về cách trả lời điện thoại trong tiếng Anh. Thế Linh đã biết cách trả lời điện thoại bằng tiếng Anh chưa?

Linh: Tất nhiên là em phải thông thạo rồi, ha ha. Nhưng về sự phong phú trong câu nói thì chắc chắn chưa thể bằng anh John được.

John: Cũng không có gì khó đâu, chỉ cần thực tập một vài lần là ai cũng có thể làm được í mà. Bây giờ khi có tiếng chuông reo, Linh là người nhấc máy thì em sẽ nói gì đầu tiên?

Linh: Thông thường em sẽ giới thiệu về mình trước, sau đó mới hỏi ai ở đầu dây bên kia:

This is Linh. May I ask who is calling, please?
(Tôi là Linh. Cho phép tôi hỏi ai đang gọi thế ạ?)
Hoặc là:

Linh’s speaking. Excuse me, who is this?
(Linh nghe đây. Xin lỗi, ai đấy ạ?)
John: Nghe cũng khá chuyên nghiệp đấy. Thế em là người gọi đến, muốn gặp anh giám đốc tên là John thì em phải nói những gì?

Linh: Nếu thế thì em vẫn phải giới thiệu bản thân đầu tiên, rồi mới nói cần gặp ai:

I’m Linh from AAC. May/Could I speak to John?
(Tôi là Linh ở AAC. Tôi có thể nói chuyện với John không?)
Hay là có số máy lẻ của “giám đốc” rồi thì em sẽ nói:

Can I have extension 114?
(Tôi có thể nối máy tới số 114 không?)
Mà không biết đến bao giờ em mới được chờ nhân viên của anh John nối máy cho giám đốc nhỉ?

John: Haha, chắc cũng phải hơn mười năm nữa đấy. Và khi đó cô thư kí xinh đẹp của anh sẽ trả lời Linh là:

I’ll put you through Mr. John.
(Tôi sẽ nối máy cho bạn tới ông John.)

Can you hold the line? / Can you hold on a moment?
(Bạn vui lòng giữ máy nhé.)
Tuy nhiên lúc đấy gặp được John không phải dễ đâu, giám đốc phải bận rộn liên tục chứ, haha. Linh sẽ chỉ nhận được câu trả lời:

I’m afraid Mr. John isn’t available at the moment. Would you like to leave a message?
(Ông John hiện giờ không thể trả lời điện thoại. Bạn có muốn để lại lời nhắn không?)
Hay:

The line is busy now. May I take a message?
(Đường dây đang bận. Tôi có thể chuyển lại lời nhắn giúp bạn không?)
Linh: Á à, nếu thế thì lúc sau anh John gọi lại cho Linh cũng chỉ nhận được lời nhắn tự động từ hộp thư thoại thôi nhé.

John: Haha, anh John đùa thế thôi, chứ Linh đã gọi thì anh John lúc nào cũng nghe máy hết. Mà Linh đã biết cách để lại lời nhắn ở hộp thư thoại cho đúng cách chưa?

Linh: Lời nhắn ở hộp thư thoại có thể vô cùng đơn giản nếu là bạn bè hoặc người thân, không cần theo quy chuẩn nào cả. Nhưng với đối tác hay những mối quan hệ không phải là thân mật, chúng ta cũng cần có một vài nguyên tắc nhất định các bạn ạ.

Đầu tiên phải giới thiệu, sau đó nói rõ thời gian và mục đích cuộc gọi, để lại yêu cầu, số điện thoại để liên lạc và cuối cùng là lời chào tạm biệt.

Anh John thử để lại lời nhắn cho Linh đi.
John: Hello, I’m John, from XYZ company.
(Xin chào, tôi là John, gọi từ công ty XYZ.)

It’s 9 o’clock. I’m calling to inform you that the 11 o’clock interview has been rescheduled to 3 o’clock, today afternoon.
(Bây giờ là 9 giờ sáng. Tôi gọi để thông báo rằng buổi phỏng vấn lúc 11h đã được dời lại vào lúc 3h chiều nay.)

If you require any further information, please feel free to contact me at …
(Nếu bạn cần thêm thông tin, vui lòng liên lạc lại với tôi tại số điện thoại …)

Thank you very much, Goodbye.
(Cảm ơn nhiều, tạm biệt.)
John & Linh: John và Linh vừa hướng dẫn các bạn một số tình huống khi giao tiếp bằng tiếng Anh qua điện thoại. Mong rằng các bạn sẽ tự tin và thoải mái hơn trong giao tiếp, kể cả khi nói chuyện qua điện thoại.

Chào tạm biệt và hẹn gặp lại!