Wednesday 5 April 2023

Kinh nghiệm để nấu mì ngon

 Để nấu mì ngon, có một vài điều quan trọng bạn cần lưu ý:

  1. Chọn loại mì phù hợp: Có nhiều loại mì khác nhau và mỗi loại sẽ có cách nấu và cảm giác khác nhau. Ví dụ, mì Ý thường được nấu trong nước sôi trong khi mì ramen Nhật Bản thường được nấu trong nồi nước lèo.

  2. Chọn gia vị thích hợp: Gia vị sẽ tạo ra hương vị và mùi thơm đặc trưng cho món mì của bạn. Bạn có thể sử dụng gia vị như tỏi, hành tây, ớt, gừng, nước tương, dầu hào, hoa hồi, hạt tiêu...

  3. Chọn nguyên liệu đầy đủ: Ngoài mì, bạn cũng cần phải chọn thêm các loại rau, thịt, hải sản, trứng, đậu hủ, nấm... để tăng thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng cho món mì của bạn.

  4. Chú ý đến thời gian nấu: Thời gian nấu mì cũng rất quan trọng, quá lâu sẽ làm mì bị mềm quá, quá ít thời gian sẽ làm mì còn cứng và khó ăn.

  5. Chú ý đến kỹ thuật nấu: Tùy theo loại mì mà bạn cần có kỹ thuật nấu khác nhau. Ví dụ như nấu mì Ý thì cần phải đảo mì thường xuyên, còn nấu mì ramen thì cần phải thêm nước lèo vào phút cuối để tạo hương vị đặc trưng.

Với những lưu ý trên, bạn có thể nấu mì ngon hơn và tạo ra những món ăn đa dạng hơn. Hãy thử và tìm ra cách nấu mì phù hợp với sở thích và khẩu vị của bạn nhé!

6 lời khuyên giúp bạn có thể trở nên giàu có

Trở thành giàu có không phải là một việc dễ dàng, nó đòi hỏi sự cố gắng, đầu tư thời gian và nỗ lực liên tục. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn có thể trở nên giàu có:

  1. Tập trung vào công việc của bạn: Hãy chú tâm vào công việc của bạn và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Cố gắng học hỏi, trau dồi kỹ năng và nỗ lực để trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình.

  2. Đầu tư: Hãy đầu tư tiền của bạn vào các khoản đầu tư lâu dài và có tiềm năng sinh lợi cao như chứng khoán, bất động sản, và kinh doanh.

  3. Tiết kiệm: Hãy sống tiết kiệm và chỉ chi tiêu cho những thứ thật sự cần thiết. Đừng vung tiền quá nhiều cho những thứ không có giá trị thực sự.

  4. Xây dựng mạng lưới quan hệ: Hãy xây dựng một mạng lưới quan hệ rộng và liên tục tìm kiếm cơ hội để kết nối với người khác. Điều này có thể giúp bạn tìm thấy những cơ hội mới và mở rộng mạng lưới kinh doanh.

  5. Sáng tạo và khởi nghiệp: Hãy tìm cách phát triển ý tưởng mới và bắt đầu một doanh nghiệp của riêng bạn. Nếu bạn là người sáng tạo và có đam mê, bạn có thể trở thành một doanh nhân thành công và giàu có.

  6. Học hỏi từ những người giàu có: Hãy tìm hiểu về những người đã thành công và giàu có trước đó, họ đã làm gì để đạt được thành công đó. Học hỏi từ những người này và áp dụng những bài học vào cuộc sống của bạn.

Danh sách các Tổng thống Hoa Kỳ

  Tổng hợp danh sách các Tổng thống Hoa Kỳ theo thứ tự thời gian:

  1. George Washington (1789-1797)
  2. John Adams (1797-1801)
  3. Thomas Jefferson (1801-1809)
  4. James Madison (1809-1817)
  5. James Monroe (1817-1825)
  6. John Quincy Adams (1825-1829)
  7. Andrew Jackson (1829-1837)
  8. Martin Van Buren (1837-1841)
  9. William Henry Harrison (1841)
  10. John Tyler (1841-1845)
  11. James K. Polk (1845-1849)
  12. Zachary Taylor (1849-1850)
  13. Millard Fillmore (1850-1853)
  14. Franklin Pierce (1853-1857)
  15. James Buchanan (1857-1861)
  16. Abraham Lincoln (1861-1865)
  17. Andrew Johnson (1865-1869)
  18. Ulysses S. Grant (1869-1877)
  19. Rutherford B. Hayes (1877-1881)
  20. James A. Garfield (1881)
  21. Chester A. Arthur (1881-1885)
  22. Grover Cleveland (1885-1889)
  23. Benjamin Harrison (1889-1893)
  24. Grover Cleveland (1893-1897)
  25. William McKinley (1897-1901)
  26. Theodore Roosevelt (1901-1909)
  27. William Howard Taft (1909-1913)
  28. Woodrow Wilson (1913-1921)
  29. Warren G. Harding (1921-1923)
  30. Calvin Coolidge (1923-1929)
  31. Herbert Hoover (1929-1933)
  32. Franklin D. Roosevelt (1933-1945)
  33. Harry S. Truman (1945-1953)
  34. Dwight D. Eisenhower (1953-1961)
  35. John F. Kennedy (1961-1963)
  36. Lyndon B. Johnson (1963-1969)
  37. Richard Nixon (1969-1974)
  38. Gerald Ford (1974-1977)
  39. Jimmy Carter (1977-1981)
  40. Ronald Reagan (1981-1989)
  41. George H. W. Bush (1989-1993)
  42. Bill Clinton (1993-2001)
  43. George W. Bush (2001-2009)
  44. Barack Obama (2009-2017)
  45. Donald Trump (2017-2021)
  46. Joe Biden (2021- Hiện tại)

Wednesday 14 October 2020

Bước đi nào cho Apple trong thời gian tới ?

 Apple đang bước theo đúng lỗi lầm mà Steve Jobs từng cảnh báo cách đây 25 năm?

Vào năm 1995, nhà sáng lập Steve Jobs đã có cuộc phỏng vấn thừa nhận mình từng thăm quan và có được nhiều ý tưởng từ trung tâm nghiên cứu của hãng máy in Xerox. Trong buổi phỏng vấn này tỷ phú Jobs cho rằng Xerox đã mắc sai lầm trong chiến lược quản lý, qua đó đưa một tập đoàn máy in với những công nghệ nền tảng tạo nên thành công cho Microsoft cũng như Apple, đến vực sâu phá sản.

Như chúng ta đã biết, cả nhà sáng lập Apple Steve Jobs lẫn Microsoft Bill Gates đều thừa nhận lấy ý tưởng từ trung tâm nghiên cứu PARC của hãng máy in Xerox. Trên thực tế các nhân viên nghiên cứu của PARC đã thành công tạo ra những công nghệ tiền đề cho máy tính cá nhân và nhiều kỹ thuật hiện đại ngày này, nhưng Xerox lại chỉ quan tâm đến máy in và chẳng hiểu thành quả trên là gì.

Hệ quả là khi Steve Jobs lẫn Bill Gates tiếp cận được các công nghệ này, họ nhanh chóng nhận ra mình đã vớ được mỏ vàng, từ đó phát triển nên những ông lớn như Microsoft hay Apple trong thập niên 1990.

Cái bẫy quản lý

Theo Jobs, các tập đoàn lớn khi đã khống chế thị trường và gần như trở thành độc quyền sẽ rất dễ rơi vào bẫy quản lý. Với những hãng sản xuất đồ uống như Pepsi, sản phẩm của họ không có gì nhiều để cải tiến về công nghệ và thường mỗi 10 năm họ mới cần thay đổi lớn về bao bì. Người làm nên thành công chính cho Pepsi không phải các trung tâm nghiên cứu mà là những nhà bán hàng, chiến lược gia marketing…

Thế nhưng với những hãng từng trở nên gần như độc quyền như IBM hay Xerox, việc giá cổ phiếu tăng mạnh ở mức cao khiến công ty quên mất điểm cốt lõi làm nên thành công của họ là gì. Khi đã quá thành công với một sản phẩm, công ty bắt đầu ngại thay đổi bởi chỉ cần một thất bại cũng có thể hạ giá cổ phiếu và làm phật lòng cổ đông.

Bởi vậy, những người làm nên thành công và được lòng các nhà quản lý ở những công ty độc quyền này giờ đây lại là các nhà bán lẻ, những chiến lược gia marketing… chứ không phải các chuyên gia nghiên cứu.

Kể từ đây, những người hiểu về sản phẩm, những chuyên gia nghiên cứu cải tiến sản phẩm bị loại dần khỏi các cuộc họp quan trọng cũng như mất dần quyền biểu quyết cho các sự kiện trọng đại của công ty. Doanh nghiệp dần dần quên mất điều gì khiến sản phẩm của họ trở nên thú vị và đây là điểm chết người với những hãng công nghệ.

Khi những nhà bán lẻ, chuyên gia marketing, giám đốc tài chính… dần được các cổ đông ưa thích và nắm quyền ra quyết định của công ty thay vì những nhân viên nghiên cứu, ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng mất dần khả năng phân biệt giữa một sản phẩm tốt và một sản phẩm tệ.

Thậm chí Jobs cho rằng doanh nghiệp cũng sẽ mất dần định hướng muốn thực sự giúp đỡ khách hàng, muốn một sản phẩm tốt nhất cho người mua. Tất cả những gì ban lãnh đạo hướng tới sẽ chỉ còn là lợi nhuận và cổ đông.

Câu chuyện của Xerox cũng tương tự, các nhà quản lý của hãng máy in này chỉ quan tâm đến sản phẩm chính mà bỏ lỡ công nghệ vàng mà trung tâm nghiên cứu PARC tạo ra. Khi được xem những sản phẩm mới, họ thậm chí chẳng hiểu gì và vứt xó các công nghệ này.

"Chỉ sau 1 giờ nhìn vào các số liệu, kỹ thuật viên của Apple đã hiểu được công nghệ cũng như ý nghĩa của nó hơn bất kỳ giám đốc Xerox nào dù chúng tôi đã cố giải thích cho họ rất nhiều năm", Cựu chuyên gia Larry Tesler của PARC đánh giá.

Theo Jobs, Xerox đáng lẽ ra có thể tăng trưởng gấp 10 lần hoặc thậm chí trở thành một Microsoft của thập niên 1990 nếu như không dính phải cái bẫy quản lý. Trứ trêu thay, hiện nay Apple có vẻ cũng đang dần đi theo vết xe đổ này.

Apple chỉ còn là cái bóng của chính mình?

Vào giữa tháng 8/2020, tổng giá trị vốn hóa của Apple lần đầu vượt 2.000 tỷ USD nhưng họ đang ngày càng không thỏa mãn được người tiêu dùng. Trên thực tế, Apple đã cố gắng duy trì sự đổi mới (Innovation) cho sản phẩm của mình nhưng những người trung thành với táo khuyết đang ngày càng cảm thấy mất hứng thú.

Giờ đây doanh số của Apple trụ lại được chủ yếu là do chất lượng cũng như hình ảnh sang chảnh khi người tiêu dùng cầm một sản phẩm táo khuyết trên tay hơn là vì những trải nghiệm thú vị trước đây.

Trong vài năm trở lại đây, những chiếc Mac của Apple gần như chẳng có mấy thay đổi đem lại sự thú vị thực sự cho khách hàng. Tất nhiên họ cũng có những cải tiến mới như màn hình tràn, tai nghe không dây hay Apple Watch. Thế nhưng những thay đổi này là quá ít so với trước đây, chưa kể nhiều hãng di động như Samsung, Xiaomi, Huawei… cũng có những cải tiến tương tự nếu không muốn nói là đi trước cả Apple.

iPhone dù vẫn rất tuyệt nhưng không còn vượt trội ở vị trí số 1 thế giới. Doanh số đỉnh cao của sản phẩm này là từ năm 2015 và hiện Apple vẫn chưa thể vượt qua. Ipad hay Mac thì vẫn vậy, dù có nhiều tinh chỉnh nhưng hầu như chẳng khác mấy so với thời mới ra mắt.

Thậm chí, nhiều chuyên gia cho rằng Apple đã buộc phải tăng giá sản phẩm vì doanh số theo đơn vị của hãng đi xuống, qua đó giữ được doanh thu và làm hài lòng cổ đông. Đây là lý do khiến các iPhone đời sau này càng ngày càng đắt hơn so với những đời trước.

Hiện nay Apple chủ yếu tập trung vào mảng dịch vụ với các gói phí thuê bao hàng năm. Một người dùng iPhone có thể cần thêm Apple TV+, Apple Music, mua thêm bộ nhớ iCloud… Nghe có vẻ nhàm chán nhưng nó lại ổn định và khá ổn với cổ đông khi giá cổ phiếu vẫn tăng.

Điều này hầu như đúng với những gì Steve Jobs lo sợ khi nói về các hãng công nghệ quá lớn để rồi sụp đổ. Sự độc quyền khiến công ty ngủ quên trên chiến thắng, khiến họ ngại thay đổi, quên mất sự khác biệt giữa sản phẩm tốt và xấu, loại bỏ dần những người làm nên điều thú vị cho sản phẩm, bỏ qua khách hàng để làm hài lòng cổ đông.

Những nhà đầu tư vào Apple năm 1998 chẳng biết 10 năm sau công ty sẽ thế nào nhưng những cổ đông hiện nay mong muốn giá cổ phiếu của họ sẽ giữ giá và tăng trưởng trong 10 năm tới. Bởi vậy ban quản lý Apple cần sự ổn định chứ không phải sự phấn khích từ những người trung thành với hãng.

Rõ ràng, sự ổn định này giúp Apple có được tình hình tài chính tốt hơn bao giờ hết nhưng những năm tháng phát cuồng về sự thú vị của Apple có lẽ đã qua. Người dùng hiện nay mua sản phẩm của Apple vì độ bền, vì sang chảnh hay vì những lý do khác mà chẳng liên quan đến sự thú vị của một công nghệ mới chào đời.

Friday 5 June 2020

Một đứa trẻ lớn lên như ong bướm hay ruồi nhặng, là do ai?

Có câu chuyện kể rằng, một đôi vợ chồng người châu Á trẻ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc ăn điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi bên nhà bà ấy. "Tấm vải bẩn thật" - Cô vợ thốt lên. "Bà ấy không biết giặt, bà ấy vừa ngu và vừa lười". Ngày nào cũng vậy, cô nhìn bà hàng xóm phơi đồ và bảo là "hết muốn ăn, sao lại có người tệ đến thế nhỉ, bà ta đã làm hỏng bữa sáng của em". Một tháng sau, vào một buổi sáng, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cô nói với chồng: "Bây giờ bà ấy đã biết cách giặt tấm vải rồi. Ai đã dạy bà ấy thế nhỉ?". Người chồng đáp: "Không. Sáng nay anh đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy".

Thực ra mỗi người trong chúng ta, ai cũng đều giống như cô vợ trong câu truyện kia. Chúng ta đang nhìn người qua lăng kính loang lổ những vệt màu của cảm xúc, bám dày lớp bụi bặm của thành kiến. Chúng ta trở nên phán xét, bực dọc và bất an trước những gì mà tự mình cho là "lỗi lầm của người khác". Một điều dễ nhận diện là khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện gì cũng dễ thứ tha. Chúng ta có thể mỉm cười trước những trò nghịch ngợm của lũ trẻ, đủ khoan thứ để nhẫn nại một lời nói khó nghe, những chuyện tưởng chừng khó chấp nhận, thì chúng ta cũng dễ dàng thỏa hiệp. Những lúc ấy, dường như cả thế giới đều trở nên hòa ái, mọi chuyện trôi qua một cách nhẹ nhàng. Vậy mà, chỉ cần một chút lo lắng dâng lên trong lòng, những muộn phiền về quá khứ, nỗi sợ hãi về tương lai sẽ lập tức khiến cho cái thế giới vốn đang đẹp đẽ nhường kia liền biến thành một chốn đầy những chuyện xấu xa, phiền phức. Khi ấy những tiếng hò hét cười đùa của lũ trẻ sẽ trở thành những âm thanh khó chịu, một lời nói không vừa ý dễ dàng khiến cho ta sân giận hoặc tổn thương, những chuyện nhỏ mà lúc bình thường không đáng bận tâm, bỗng trở thành một nỗi phiền não quá sức chịu đựng.

Kỳ thực, không phải là thế giới có vấn đề, hay người khác quá sai quấy, mà vấn đề nằm chính ngay nơi tâm ta. Chúng ta luôn có xu hướng nhìn những thứ mình thích, những người mình thương với cặp mắt kính màu hồng, và ngược lại, nhìn những việc mình không muốn, những người mình không ưa bằng chiếc kính tiêu cực màu đen. Do thói quen phóng đại mọi ưu điểm của những người mình thích, họ trở nên quá lung linh, quá tuyệt vời trong cảm nhận của chúng ta. Mỗi lời họ nói, mỗi việc họ làm đều khiến chúng ta xem là chân lý, ngay cả lúc họ sai, chúng ta cũng khó lòng nhìn nhận cho thông suốt. Ví như những cặp đôi khi mới yêu nhau, thì riêng đối với họ, đối phương luôn đẹp đẽ, dễ thương và toàn ưu điểm. Để rồi khi sự yêu thích bên trong mình giảm sút, thì hình tượng trong lòng cũng theo đó mà sụp đổ, rồi đi kể cho người bạn thân nghe để trút hết nỗi lòng, để tìm đồng minh. Chúng ta nhìn ra ở đối phương ngày càng nhiều lỗi lầm và khuyết điểm, thật sự là do chúng ta đang xấu xí dần dần chứ đối phương vẫn vậy. Bà hàng xóm vẫn phơi đồ giống nhau mỗi ngày, chỉ là tấm kính nhà mình đang bẩn hay sạch mà thôi.

Khi nói lỗi ở người khác, chúng ta vô tình truyền sang người nghe những cảm xúc tiêu cực, bất an. Dòng tâm thức của chúng ta cũng trở nên lộn xộn, đầy những rắc rối y như câu chuyện mà mình đang kể. Rồi một cách rất tự nhiên, họ sẽ áp dụng đúng sự phê phán, soi xét đó trở lại cho ta. Để trẻ con nghe chuyện mình chê 1 người khác, là một cách giáo dục sai lầm lớn. Lớn lên, đứa trẻ ấy sẽ chỉ quen dòng văn học "hiện thực phê phán", điều này vô cùng nguy hiểm. Dòng văn học của người sang trọng quý phái là dòng văn học nhân ái, dòng văn học lãng mạn, dòng văn học của sự khen ngợi và yêu thương.

Xét cho cùng, lỗi lầm (là do mình nghĩ chứ chưa chắc họ vậy) dù của ai cũng chẳng hề ảnh hưởng đến tư cách của chúng ta. Nó chắc chắn không làm cho chúng ta trở nên đẹp đẽ gì hơn khi phê phán người. Tìm lỗi của người khác, tìm điểm xấu của người khác, là tự đem rác rưởi của họ về cất trong nhà. Mỗi phút chúng ta để tâm đến chuyện không tốt, thì mất đi một phút vui vẻ không thể lấy lại. Cuộc đời này ngắn lắm, sẽ chẳng ai có khả năng và trách nghiệm níu giữ cho ta những thời khắc sinh mệnh đang vùn vụt trôi qua. Cách mà chúng ta nhìn người khác, thực chất là đang phản ánh nội tâm của chính mình. Một người đang túng thiếu sẽ thấy khó chịu với những ai dư giả. Một người sân hận sẽ luôn thấy người khác công kích mình. Một người không thành thật sẽ thấy mọi người đầy xảo trá. Người không có đức tin thì luôn nghi ngờ. Tất cả những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực đó, đều khởi sinh từ một tâm thức thiếu bình an, và tự yêu bản thân mình quá lớn, một sự giáo dưỡng ích kỷ khi còn nhỏ. Sống với ong bướm thì sẽ thấy toàn mật ngọt hoa thơm, sống với ruồi nhặng thì thấy ở đâu cũng toàn rác. Nếu bạn đang sống với 1 đứa trẻ, đừng bao giờ chê người khác, vì dù muốn dù không, chúng sẽ nghe. Và rồi lớn lên, chúng sẽ có thói quen chê người. Và điều đó khiến chúng đau khổ, không thành công về mặt sự nghiệp do không có nhiều người muốn tiếp xúc. Do năng lượng âm, năng lượng tiêu cực sẽ loại trừ mất sự hào hứng, sự vui vẻ, năng lượng dương, sự sáng tạo của người khác. Xã hội châu Á thường ít sáng tạo ở phương Tây cũng là do những tháng ngày miệt mài với dòng văn học "hiện thực phê phán", ngay cả nhận xét của thầy cô cũng đã nhuốm màu tiêu cực với câu "lời phê của giáo viên" trong bài kiểm tra.

Nếu giáo dục 1 đứa trẻ vẫn để "lời phê" trong bài kiểm tra thì mặc định đứa trẻ ấy có gì đó kém cỏi. Bạn hãy cố gắng tìm cái hay riêng của mỗi người mà khen, không khen được thì im lặng, điều đó sẽ tốt hơn cho bạn và cho cả xã hội, cho cả loài người.

(Bài sưu tầm, không rõ tác giả)